CÙNG UYÊN LÊN TIẾNG CHỐNG LẠI BẠO HÀNH

[Please scroll down for the English version]

CÙNG UYÊN LÊN TIẾNG CHỐNG LẠI BẠO HÀNH VÀ CẢNH TỈNH CHO NHỮNG NGUỜI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH: ĐỪNG IM LẶNG, CAM CHỊU MÀ HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ ĐƯỢC BẢO VỆ THEO LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH - XIN HÃY KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ

Xin lưu ý: không cần khai báo số đt nhưng vui lòng check email để xác nhận sau khi ký thư

343990919_259210779834178_75169191730093507_n.jpg

Lê Đỗ Phương Uyên là nạn nhân của bạo hành gia đình dã man (đã được báo Tuổi Trẻ đăng tin tại đây), nhưng cô không phải là nạn nhân duy nhất. Bạo hành gia đình là vấn đề nhức nhối của xã hội - hơn 63% phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo hành ít nhất một lần trong đời bởi bạn trai hoặc chồng hợp pháp (VNExpress, 2020). Bạo hành gia đình xảy ra bất kể tuổi tác, địa vị xã hội, khả năng kinh tế, vị trí địa lý. Trong rất nhiều trường hợp, cả nạn nhân và hung thủ là người có trình độ văn hóa, khả năng tài chính, cũng như sinh sống tại các thành phố lớn. Bạo hành thể chất là điều dễ nhận thấy bằng mắt thường qua các vết thương thể xác, có thể giám định thương tật. Tuy nhiên, có những hình thức bạo hành tinh vi hơn như bạo hành tình dục, bạo hành tài chính, bạo hành tâm lý, mà những hậu quả của nó tuy đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lại khó phát hiện và cân đo đong đếm bằng mắt hay những máy móc thông thường. Hàng triệu nạn nhân đã có những sang chấn tâm lý nặng, dẫn đến suy nghĩ và hành động tự hủy hoại bản thân. Trẻ em cũng vừa là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp trong những vụ việc bạo hành gia đình. Ngoài ra, toàn xã hội cũng là nạn nhân thứ cấp, khi đa phần thủ phạm của nhiều vụ bạo hành học đường, các tệ nạn xã hội cũng từng lớn lên trong các gia đình mà bạo hành diễn ra như cơm bữa. 

Chính phủ và các ban ngành đoàn thể đã kiên quyết triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, triển khai nhiều biện pháp chống bạo hành gia đình, trong đó có luật chống bạo hành gia đình được Quốc hội phê chuẩn năm 2007. Tuy nhiên, việc thực thi luật pháp còn gặp nhiều trở ngại từ nhiều phía như: sự tinh vi quỷ quyệt trong những phương thức bạo hành, dẫn đến những hạn chế về chứng cứ và giám định tổn hại, cũng như việc các nạn nhân hoặc thiếu nhận thức về bạo hành gia đình, hoặc mang tâm lý cam chịu, sợ hãi, xấu hổ, mà không dám trình báo.

Do đó, chúng tôi lập ra thỉnh nguyện thư này nhằm:

  1. Đồng hành cùng nạn nhân lên tiếng về các tội ác bạo hành trong gia đình
  2. Kêu gọi sự ủng hộ của những người có lương tri để tìm công lý cho nạn nhân
  3. Nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề bạo hành gia đình, phòng chống bạo hành gia đình, cũng như các biện pháp giúp đỡ nạn nhân thoát khỏi địa ngục bạo hành, cũng như vượt qua sang chấn tâm lý.

CÂU CHUYỆN CỦA UYÊN

Lê Đỗ Phương Uyên sinh ra trong một gia đình trí thức có ông nội là nhà báo, mẹ đẻ là 1 giảng viên của 1 trường Đại học có tiếng ở TPHCM; bản thân cũng là một giảng viên trẻ đầy tài năng và tâm huyết. Năm 2018, dưới sức ép rất lớn từ mẹ đẻ và sự doạ nạt tính mạng Uyên, gia đình từ chính quân nhân Vũ Văn Trung, Uyên buộc phải lập gia đình khi mới ngoài 20, để hài lòng mẹ và vui lòng ông ngoại đã lớn tuổi mang ước nguyện được thấy cháu gái có một gia đình êm đẹp. Vậy mà không ngờ, trong suốt 3 năm hôn nhân, Uyên đã phải chịu bạo lực gia đình gồm có:

1. Bạo lực thể chất

Hơn một tháng sau ngày cưới, Vũ Văn Trung đã bắt đầu “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với vợ.  Là một sĩ quan quân đội và được huấn luyện về võ thuật, Trung đánh Uyên bằng cả tay và chân và Uyên chỉ dám chống đỡ chứ không thể phản kháng. Trung đánh Uyên khắp người, không chỉ đánh vào tay chân thân thể mà còn đánh, đấm vào những phần mềm, phần nguy hiểm như mặt, mũi, bụng, ngực,  Trung còn nhiều lần túm tóc đập đầu Uyên vào tường, thậm chí còn đôi lần lên gối không chỉ trong nhà mà còn ngoài đường song song với việc kéo lê Uyên đến 150 mét mặc kệ Uyên van xin.  Hậu quả những lần bị hành hạ đó đã để lại cố tật trên mu bàn tay trái với phần xương tay bị bị gãy và lõm 0.5cm, cũng như là gãy xương cùng cụt.  Khắp người của Uyên đầy những vết thương và những vết bầm tím.  Phương Uyên đã khai báo Trung đã đánh Uyên ít nhất 19 lần, theo như Uyên có thể nhớ được. Khi bị gia đình Uyên tra vấn, Trung thừa nhận bằng biên bản do Trung tự viết đã đánh Uyên 4, 5 lần. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra, phiên toà xét xử, trước mặt nhân chứng và các lời khai của những nhân chứng khác, Vũ Văn Trung phủ quyết kết luận điều tra, quanh co, chối tội mặc dù đã từng thừa nhận trước đó. 

Nếu Phương Uyên đã dám can đảm tố giác tội phạm, và thực hiện giám định sau mỗi lần bạo hành, thì hậu quả và % thương tích bởi  hành vi của Vũ Văn Trung còn có thể chuyển đổi sang tội danh nặng hơn. 

2. Bạo lực tinh thần

Phương Uyên không dám nói cho bất cứ ai trong gia đình hay bạn bè. Việc Uyên bị chồng hành hạ chỉ vỡ lở khi Trung bất chấp dư luận đánh Uyên dã man ngay ngoài đường, trước sự chứng kiến của một số nhân chứng. Trung còn đe dọa Uyên sẽ phóng hoả, thiêu đốt nhà Uyên thành tro và xiên chết người thân, các mối quan hệ của Uyên. 

Đáng thất vọng nhất là mẹ Uyên, vì muốn tránh gia đình bị điều tiếng hoặc vì một vài lý do tế nhị chưa rõ, đã mặc kệ cảm xúc của con gái mình, và vẫn ép buộc con gái mình tiếp tục quan hệ vợ chồng với Trung.  Khi không được sự hưởng ứng, bà này thậm chí đuổi con gái và con trai (em trai của Uyên, người ủng hộ chị chấm dứt mối quan hệ với Trung) ra khỏi nhà, và hai chị em phải tự trú ở đình, miếu; lánh nạn gia đình nhà bạn bè, rồi tự bươn chải đi thuê nhà sống.  

 

Chi tiết việc Phương Uyên bị đánh đập hành hạ, cũng như các thông tin hữu ích cho nạn nhân bạo hành gia đình đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 25/03/2020.

Untitled214.png

Hậu quả

Tất cả những việc này khiến cho Uyên rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề (F32.2), mất hoàn toàn niềm tin và động lực sống.  Phương Uyên muốn tìm đến cái chết nhiều lần trong một ngày, cũng như đã nhiều lần có hành động tự hủy hoại bản thân.  Khi chúng tôi phát hiện sự việc, chúng tôi khuyến khích Uyên đi khám. Mặc dù, Phương Uyên vẫn duy trì được năng lực dân sự bình thường, tốt và tích cực điều trị tâm lý cùng các Bác sĩ, chuyên gia, thế nhưng Uyên vẫn được chẩn đoán tâm lý bị chịu ảnh hưởng trầm trọng (23.77%) do vụ việc bạo hành.  Kể từ khi phát hiện sự việc, chúng tôi liên tục động viên Uyên phải mạnh mẽ để vượt qua và luôn giữ sự kỳ vọng cho công lý. 

Ngày 27/04/2023, Tòa án quân sự Quân khu 7 và Viện kiểm sát Quân sự Khu vực 1 đã kết án 10 tháng tù giam cho quân nhân Vũ Văn Trung vì tội hành hạ vợ. Số tháng tù giam chỉ 10 tháng - là bản án quá nhẹ cho những hành vi dã man của Vũ Văn Trung, vì những tổn hại về thể chất chưa được giám định đầy đủ trong suốt 3 năm hôn nhân, cũng như những di chứng lâu dài về tâm lý của vụ việc bạo hành gây ra cho Uyên. 

Trường hợp của Uyên gặp phải chỉ là một trong số vô vàn những trường hợp bạo lực gia đình ở trong xã hội của chúng ta hiện tại.  Gia đình chúng tôi kêu gọi những người có lương tri trong xã hội ký tên để thể hiện sự đồng cảm với Uyên, cất lên tiếng nói để chấm dứt thực trạng đau buồn và tìm lối thoát cho hàng ngàn, hàng vạn những trường hợp tương tự.  

Xin hãy ký tên để góp thêm một tiếng nói cho một bản án thích đáng hơn dành cho Trung và những kẻ bệnh hoạn tương tự, bởi bản án 10 tháng tù giam dành cho Trung là quá nhẹ, quá nhân từ, chưa đủ để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và chưa đủ tính răn đe. Động thái này nhằm không chỉ bảo vệ cho Phương Uyên mà còn góp phần đẩy lùi nạn bạo hành tại Việt Nam.

Và cuối cùng, xin hãy ký tên để thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối đối với một nền tư pháp công chính, nơi tội ác phải trả giá xứng đáng còn những người vô tội yếu thế được bảo vệ.  Chữ ký của bạn cũng là để thể hiện sự tri ân đối với những con người đánh kính đang thực thi các trọng trách pháp luật một cách công tâm và ngay thẳng.

--

Theo gia đình chúng tôi, bản án của Tòa án đã rất cấp tiến và nhân văn. Thiết nghĩ, không một đất nước nào có hệ thống luật pháp hoàn hảo. Một số nước phương tây tiến bộ cũng còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, đơn cử như hiến pháp Thụy Sĩ chỉ mới cho phép phụ nữ bầu cử từ năm 1990 thôi. Do đó, để hoàn thiện hệ thống tư pháp, người dân càng phải lên tiếng, các luật sư và hội luật gia càng phải bày tỏ ý kiến, quan điểm, sử dụng kiến thức của mình để trình bày với các nhà làm luật, giúp họ hoàn thiện các bộ luật hơn.
Do đó, gia đình chúng tôi cũng mong muốn các bạn chung tay cùng chúng tôi bày tỏ ý kiến một cách hiệu quả nhất, hợp pháp nhất, để tìm công lý cho con em chúng tôi, và ngăn chặn những sự việc đau lòng tương tự trong tương lai.
Chúng tôi cũng kêu gọi mọi người bình tĩnh, lên án hành vi của kẻ thủ ác, nhưng không tấn công cá nhân hay bất cứ tập thể nào. Và chúng ta hãy tin tưởng vào sự nghiêm minh của Pháp luật, sự sáng suốt và công tâm của tòa án.
Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn.

 

 

----- English Version -----

HELP THE VICTIMS OF DOMESTIC ABUSE - PLEASE SIGN THE PETITION

Disclaimer: the petition doesn't require you to provide phone numbers, but you'll need to confirm in your email.

Uyen Le (Le Do Phuong Uyen) is a victim of domestic violence, but she is not the only one. Domestic abuse is one of the serious problems in Vietnamese society - more than 63% Vietnamese women have been a domestic abuse victim at least once in their life, by their male partner (VNExpress, 2020). Domestic abuse occurs irrespective of age, social status, education level, financial ability and residential region of either the victims or the perpetrators. In many situations, both victims and perpetrators are highly educated, financially independent and stable, and living in a big city. Physical violence can be easily identified with naked eyes from wounds and injuries, and can be assessed by professionals. However, many other forms of abuse leave serious and lifelong damages, which are much harder to identify, prove and assess. They are mental abuse, financial manipulation and sexual abuse. Millions of the victim have been suffering from PTSD (Post-traumatic stress disorder) due to these abuses, causing them to have severe emotional distress and physical reactions, and in many other cases, the victims have suicidal thoughts and self-harming behaviors. Children can be both direct and in-direct victims of domestic abuse. Moreover, our entire society is also a secondary victim of domestic violence, due to the fact that many crimes have been committed by those growing up in a family with domestic abuse. 

Several efforts in promoting gender equality and preventing domestic abuse have been pushed forward by our government and different organizations, including the Law on Prevention of and Control over Domestic Violence approved by the National Assembly on 21 November 2007. Domestic abuse, however, still exists. As aforementioned, domestic abuse evidences are difficult to obtain, and damages inflicted onto the victims are hard to be proven or assessed. But more importantly, most domestic abuse victims do not dare to speak out the truth and ask for help due to threats of revenge or further abuse from the perpetrators. Many victims are not aware of their rights, or fear of judgements from outsiders. 

Therefore, the purposes of this petition are:

  1. To raise voice against domestic abuse, together with Le Do Phuong Uyen and other victims 
  2. To ask for justice for Phuong Uyen and other victims of domestic abuse
  3. To raise social awareness of domestic abuse issues, and of methods to prevent domestic abuse, and to assist the victims.

---

LE DO PHUONG UYEN’S STORIES 

Uyen Le (Le Do Phuong Uyen) was born in an intellectual family. Her late paternal grandfather was a journalist, and her mother is a lecturer at a well-known university in Ho Chi Minh City. She herself is also a young, talented and passionate lecturer.  In 2018, under great pressure from her mother and threats from soldier Trung Vu (Vu Van Trung) to Uyen and her family’s lives, Uyen was forced into marriage when she was over only 20 years old.  Her submission was to satisfy her mother and her old and fragile maternal grandfather, who had a wish to see his grandchild to happily settle down. Since then, she has been a victim of domestic abuse, including:

1. Physical abuse

Just over a month after the wedding, Trung Vu started to physically abuse Uyen. Having been professionally trained with martial arts as a military officer, Trung used his arms, legs and knees in his attacks, and inflicted ferocious and brutal damages on his non-resistant wife. Not only hitting all over her body, but Trung also landed punches on dangerous parts such as face, nose, abdomen and chest, and repeatedly grabbed Uyen's hair and slammed her head to the wall. With the strength of a man, Trung gave  knee strikes to Uyen's belly not only in the house but also on the street. He also grabbed Uyen’s hair and dragged her 150 meters on the street when she was pleading him to stop.

As a result of those abuses, there was a disability on the back of the left hand with a broken and 0.5cm concave hand bone, as well as a fracture of the coccyx. Uyen's body was covered with a lot of wounds and bruises. Uyen reported that Trung had beaten Uyen at least 19 times, as far as Uyen could remember. When questioned by Uyen's family, Trung admitted in a written statement that Trung had beaten Uyen four or five times. However, at the investigation agency and the official trial, in front of witnesses and the testimonies of other witnesses, Vu Van Trung denied the accusations and the conclusion of the investigation. 

If after each abuse Uyen had had the courage to denounce the crime, and an assessment had been conducted straightaway, the consequences and % of injuries caused by Vu Van Trung's behavior could be converted to a more serious crime.

2. Mental abuse

Having been severely attacked, Uyen didn’t dare to tell anyone. The truth only got exposed when Trung attacked her in public, in front of the eyes of many witnesses. Trung also threatened Uyen to set fire and burn Uyen's family to ashes and skewer her relatives and relationships if she dared to speak out the truth.  

More disappointingly, due to the fear of tainting family reputation, or some other unknown reasons, Uyen’s mother Uyen’s mother forbade her from filing for a divorce, forced her to stay in this horrible marriage with Trung, and completely ignored her feelings. Facing the opposition from Uyen and her younger son, who is also supporting his sister to divorce, Uyen’s mother forced her children out of the house, putting them in a difficult mental and financial situation.  

 

More details of this case have been reported in an article by Tuoi Tre, published on the 25th of March, together with information for domestic abuse victims. 

Consequences:

Being cruelly abused, physically, mentally and sexually for 3 years, Uyen has been suffering from severe depression (F32.2), and losing hopes and the willingness to live. She has suicidal thoughts many times a day and has committed self-harming acts. Although maintaining her civil act capacity and actively receiving psychological treatment with doctors and experts, Uyen is still diagnosed with a severely affected mentality 23.77%  due to the violence incident. Since the truth came out, we have been encouraging Uyen to keep her hope for justice. 

On the 27th of April, the Military Court of Military District 7 ruled that Officer Vu Van Trung is guilty of torturing his wife. Trung Vu was ordered to serve a 10-month imprisonment. The number of months in prison is only 10 months - too light a sentence for Vu Van Trung's barbaric acts to irreversible damages to Uyen.

---

Please note that the case of Phuong Uyen Le Do is just one of several million others, who have been suffering from domestic abuse.

  • We are calling for your attention and sympathy to help Uyen, and the other victims speak out the truth, and let the truth be echoed.
  • We are calling for consolidation to put a stop to domestic abuse, and to help other victims get out of their abusive relationship.
  • We are calling you to sign this petition to ask for a more pertinent and stringent sentence for the psychopath Vu Van Trung, and for other domestic abusers likewise. 
  • And we are also calling you to sign this petition to show your support for a fair and transparent judicial system where crimes are eliminated and where powerless innocent people are protected.  Your signature is also to show gratitude to the respected officers who are conducting their judicial jobs in fair and transparent manners. 

This action is not only to protect Le Do Phuong Uyen but also to contribute to fight against domestic violence in Vietnam.

Untitled311.png


Pham Le Ha Thu/ Joni Pham    Liên hệ tác giả đơn thỉnh cầu

Ký Đơn thỉnh cầu này

Bằng việc ký tên, tôi chấp nhận rằng Pham Le Ha Thu/ Joni Pham sẽ có thể xem tất cả các thông tin tôi cung cấp trong mẫu đơn này.

Chúng tôi sẽ không hiển thị địa chỉ email của bạn công khai trực tuyến.

Chúng tôi sẽ không hiển thị địa chỉ email của bạn công khai trực tuyến.

Chúng tôi sẽ không hiển thị số điện thoại của bạn công khai trực tuyến.


Tôi đồng ý xử lý thông tin tôi cung cấp trong biểu mẫu này cho các mục đích sau:




Quảng cáo Trả phí

Chúng tôi sẽ quảng cáo bản kiến nghị này đến 3000 người.

Tìm hiểu thêm...